Theo phong tục tập quán của người dân Việt Nam nước ta, vào những ngày sát Tết từ 23 đến 30 tháng chạp. Mọi gia đình đều sắm sanh lễ vật rồi ra mộ để dọn dẹp sạch sẽ và đón vong linh gia tiên về cùng đón năm mới. Bài viết dưới đây mà Lăng Mộ Đệp Ninh Bình chia sẻ, sẽ giúp quý vị bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về văn khấn tạ mộ cuối năm. Đừng bỏ qua mà hãy theo dõi hết nhé!
Mục lục bài viết:
Ý nghĩa của lễ tạ mộ
Từ những ngày xa xưa, tập tục làm lễ tạ mộ phần được coi là nghi thức truyền thống của người Việt. Điều này thể hiện sự hiếu thuận, thơm thảo của con cháu đối với tổ tiên.

Việc làm này thường được diễn ra bắt đầu từ ngày “ông công ông táo” (23) cho đến 30 tháng Chạp cuối năm. Không ít gia đình đã kết hợp lễ tạ mộ cuối năm với lễ mời ông bà tổ tiên cùng về ăn Tết luôn. Đồng thời, cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu trong nhà sang năm mới làm ăn phát tài phát lộc và sức khỏe dồi dào.
Lễ vật được sắm sửa đầy đủ, mọi người trong gia đình sẽ ra ngoài mộ để lau chùi, sửa sang, dọn dẹp vệ sinh xung quanh (như cỏ dại, rác bẩn…). Sau đó là khấn để tạ mộ, tạ ơn gia tiên, thể hiện lòng cảm tạ các đức thánh thần đã cho người nhà, gia tiên được nương nhờ ở đây.
Cùng với việc lễ tạ, văn khấn tạ mộ, gia chủ thông qua đó bày tỏ được nỗi lòng thành kính của mình. Cám ơn thần linh bản địa, phật thánh, chư vị tôn thần, gia tiên….sẽ ban ân phúc cho mọi thành viên trong gia đình. Công việc được hanh thông, không ốm đau bệnh tật, tránh được mọi sự quấy nhiễu của yêu ma quỷ quái, gặp giữ hóa lành….
Hướng dẫn chuẩn bị đồ lễ cho tạ mộ cuối năm
Tùy theo lễ tạ mộ mà mọi người có thể thực hiện việc này tại mộ ngoài đồng, tại gia hay tại ban phật. Tất cả đều được thực hiện theo trình tự nghi lễ, với lễ vật sắm sửa và văn khấn tạ mộ không giống nhau.

Tuy nhiên, những đồ cúng cơ bản như sau đều phải có:
Cúng tại phần mộ
- Hoa hồng đỏ tươi: 10
- Hương thơm: 3 bó
- Trầu cau có quả và cành dài, đẹp: 3
- Trái cây: đủ 1 mâm to
- Xôi trắng: 1
- Gà luộc nguyên con (trống thiến): 1
- Nến: 2 cốc
- Rượu trắng: 0,5 lít
- Chén đựng rượu: 5
- Bia: 10 lon
- Thuốc lá: 2 bao
- Chè gói: 2 (một lạng/gói)
Cúng tại phần mã
- Ngựa giấy cùng đồ kèm theo là kiếm, cờ lệnh, roi: 5 con đủ màu xanh, đỏ, chàm tím, trắng, vàng
- Bộ mũ, áo, hia (giày) loại to: 5
- Cây vàng hoa đỏ: 1
- Trên lưng mỗi con ngựa có: 10 lễ vàng tiền có đầy đủ vàng lá, tiền xu, tiền âm phủ…
- Đĩa đựng tiền vàng riêng: 4 bao gồm:
- Đĩa để 3 đinh vàng lá + 1 đinh xu tiền: 1
- Đĩa có 9 đinh vàng lá + 1 đinh xu tiền: 1
- Đĩa có 1 đinh vàng lá + 7 đinh xu tiền: 1
- Đĩa có 1 đinh xu tiền: 1
Tại nghĩa trang có thờ thần linh Thổ địa riêng thì cần phải bày lễ tại 2 nơi mới đúng thủ tục. Đồ lễ chuẩn bị cho phần mã chính là để bày ở nơi thờ này, có nơi thay vì dâng vàng hoa đỏ mà sẽ là cây đại thiếc.
Tuy nhiên, tùy theo phong tục tập quán ở mỗi địa phương khác nhau mà có sự điều chỉnh lễ vật thích hợp. Nếu như ở mộ phần nhỏ thì cần bày thêm mâm hoặc bàn để bỏ lễ sao cho đủ và phù hợp.
Văn khấn tạ mộ cuối năm
Dưới đây là bài văn khấn tạ mộ vào dịp cuối năm đúng chuẩn mà quý bạn đọc có thể tham khảo:

Mở đầu
Nam-Mô A-Di-Đà Phật (đọc 3 lần)
Con xin kính lạy:
- Quan đương xứ thổ địa chính thần
- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần
- Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
- Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này
Con kính lạy vong linh ……(đọc tên người đã khuất)
- Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..
Chúng con là:………..(đọc tên gia chủ)
- Thành tâm sắm sanh lễ vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần dịp cuối năm
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình con là:……….hiện phần mộ đang được an táng ở nơi đây:
- Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.
- Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
- Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Kết văn khấn
Chúng con dâng biếu vong linh gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng đã chuẩn bị trước đó). Âm dương cách trở, bát nước nén hương, tỏ tấm lòng thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Cẩn cáo !.
Nam-Mô A-Di-Đà Phật (đọc 3 lần).
Một số chú ý khi đi tạ mộ cuối năm
- Dọn dẹp sạch sẽ phần mộ tổ tiên, cả phía đằng sau mộ với tấm lòng thành kính
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt không được đi tạ mộ bởi dễ bị nhiễm lạnh và khí lạnh ở đây
- Đi lại nhẹ nhàng, cẩn thận, không làm ảnh hưởng đến quang cảnh xung quanh
- Chú ý xem xét 4 phía mộ có nước hay không bởi nó ảnh hưởng đến vận thế của người đời sau
- Tuyệt đối không nên dẫm đạp lên mộ phần hay đá đồ cúng trên nhà người khác
- Nếu có trẻ nhỏ đi theo thì nên lưu ý, coi chừng cẩn thận
- Nên đi cùng nhiều người ở nơi mộ phần hẻo lánh để tránh mọi xui xẻo, nguy hiểm
- Người có sức khỏe yếu trước khi vào nhà nên tắm nước lá bưởi hoặc bước qua chậu lửa
- Nghiêm cấm việc đùa cợt, chớt nhả, nói bậy khi làm lễ

Trên đây là những chia sẻ về bài văn khấn tạ mộ cuối năm mà Lăng Mộ Đá Ninh Bình đem tới cho quý vị bạn đọc quan tâm. Từ đó giúp cho bạn thêm kiến thức để sắm sửa lễ vật, đọc văn khấn….chính xác, giúp bày tỏ lòng thành với gia tiên, thần linh. Đọc thêm nhiều bài viết hay và có ích tại https://langmodepninhbinh.com/ nhé!.